Bài tuyên truyền hạ canxi máu
Ở lứa tuổi học sinh như chúng ta, việc học tập, vận động và phát triển cao nên nhu cầu sử dụng canxi trong cơ thể cũng cao hơn người trưởng thành.
Với nhu cầu cao như vậy, việc duy trì ổn định canxi trong cơ thể là rất cần thiết.
Để cho các em hiểu về hiện tượng hạ canxi, sau đây cô sẽ giải thích và phân tích cho các em hiểu về bệnh, cách phòng tránh và hướng xử trí khi bị hạ canxi.
Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong máu dưới giới hạn cho phép. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gặp ở người phẫu thuật tuyến giáp. Khoảng 7% – 49% người sau phẫu thuật tuyến giáp sẽ bị hạ canxi máu tạm thời. Hạ canxi máu có thể xảy ra tạm thời hoặc mạn tính tùy vào nguyên nhân.
Hầu hết, canxi được lưu trữ trong xương và một phần trong máu.
- Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị hạ canxi máu.
Một số trường hợp, hạ canxi máu mức độ nhẹ thường không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng của hạ canxi máu phụ thuộc vào mức độ nhẹ hay nặng
Nhẹ thì bao gồm:
- Da khô, bong vảy.
- Móng tay dễ gãy.
- Tóc khô xơ.
- Co thắt cơ đặc biệt ở tay và chân. cổ tay gập vào cẳng tay, ngón tay gập vào bàn tay nhưng vẫn duỗi cứng, ngón tay khép vào trong (bàn tay người đỡ đẻ).
Nếu không điều trị, tình trạng hạ canxi máu theo thời gian sẽ gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc tâm lý như:
- Lú lẫn.
- Vấn đề về trí nhớ.
- Khó chịu hoặc bồn chồn.
- Trầm cảm.
- Ảo giác.
Trường hợp cơn hạ canxi máu cấp (cơn tetany) ngoài các triệu chứng nhẹ ra còn có thêm các triệu chứng như:
- Đau bụng kiểu chuột rút, co rút bàn chân, nhìn đôi, tiểu rắt, co thắt thanh môn.
- Dấu hiệu co giật cơ mặt không chủ ý dương tính.
- Trường hợp hạ canxi máu nặng dẫn tới chứng ngủ lịm, lơ mơ. cơn đau đột ngột hoặc lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác, rối loạn nhịp tim, suy tim. Ở trẻ nhỏ, thanh môn có thể co thắt, gây khó thở vào, dẫn đến suy hô hấp.
II. Nguyên nhân:
- Thiếu vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, đảm các hoạt động diễn ra bình thường. Khi thiếu vitamin D trong cơ thể sẽ gây ra lượng canxi trong máu thấp (hạ canxi máu). Các nguyên nhân thiếu vitamin D như rối loạn di truyền, chế độ dinh dưỡng, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên.
- Suy thận.
- Suy tuyến cận giáp.
- Một số loại thuốc ức chế tiêu xương corticosteroi trong thời gian dài có thể gây hạ canxi máu……v.v….
-
- Phương pháp chẩn đoán bệnh hạ canxi máu
- Xét nghiệm máu: ECG (điện tâm đồ). Chụp hình xương
IV. Hướng dẫn điều trị hạ canxi máu
Phần lớn, điều trị hạ canxi máu người bệnh bằng bổ sung canxi đường uống. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kết hợp các phương pháp khác để điều trị nguyên nhân hạ canxi máu. Nếu người bệnh đang dùng một loại thuốc gây hạ canxi máu, bác sĩ sẽ thay đổi hoặc điều chỉnh liều lượng để đưa nồng độ canxi trở lại bình thường.
Sau đây là một số phương pháp điều trị và thuốc điều trị hạ canxi máu phổ biến:
- Thuốc canxi uống: Thuốc canxi hoặc chất bổ sung được sử dụng nhằm đưa lượng canxi người bệnh về mức bình thường.
- Bổ sung vitamin D: Người hạ canxi máu mạn tính thường bổ sung vitamin D cùng với thuốc canxi để cơ thể có thể hấp thụ được canxi.
- Thuốc tổng hợp hormone tuyến cận giáp (PTH): Nếu suy tuyến cận giáp gây hạ canxi máu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng PTH tổng hợp.
- Canxi gluconate tiêm tĩnh mạch: Khi tình trạng hạ canxi máu nghiêm trọng và người bệnh gặp triệu chứng chuột rút hoặc co thắt cơ, rối loạn nhịp tim sẽ được tiêm tĩnh mạch canxi gluconate.
V. Biện pháp phòng ngừa tụt canxi máu
Biện pháp phòng ngừa hạ canxi máu hiệu quả là bổ sung canxi thông qua dinh dưỡng hoặc các loại thuốc bổ sung canxi đường uống. Theo đó, để ngừa tình trạng hạ canxi bạn cần:
- Xây dựng thực chế độ dinh dưỡng giàu canxi: Canxi có nhiều trong các thực phẩm như sữa, trứng, phô mát, hải sản, rau xanh và trái cây… Mỗi bữa ăn nên bổ sung các thực phẩm này để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
- Uống canxi đủ liều: Khi dùng các loại thuốc bổ sung canxi, bạn cần đảm bảo uống đúng liều lượng bác sĩ chỉ định. Bởi uống canxi quá ít sẽ không đem lại hiệu quả ngăn ngừa chứng hạ canxi máu. Nếu uống nhiều canxi có thể gây tình trạng kém hấp thu và sỏi thận.
- Uống canxi đúng thời điểm: Acid tiêu hóa do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa thức ăn giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Do đó, tiêu thụ các loại thuốc bổ sung canxi nên uống trong bữa ăn để tăng khả năng hấp thu.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Không sử dụng thức uống chứa chất kích thích, giảm khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể như cà phê, đồ uống có cồn, bia rượu, thuốc lá…